Khi xăm mình, kim xăm sẽ đưa mực vào sâu bên dưới lớp da. Do đó các cách xóa xăm tại nhà như xát muối, dùng đá mài, dùng chanh... thực chất chỉ làm mờ vết xăm.
Muốn xóa hoàn toàn hình xăm thì có thể dùng một số cách sau:
- Phẫu thuật loại bỏ vết xăm: Nếu diện tích vết xăm nhỏ, bác sĩ phẫu thuật sẽ khâu lại, với vết xăm to, bác sĩ phải lấy da nơi khác ghép vào. Cách này thường chỉ áp dụng khi tất cả các phương pháp khác thất bại vì cũng sẽ để lại sẹo.
- Xăm chồng lên hình xăm cũ là phương pháp phổ biến, nhưng dễ gây tổn thương cho da và nguy cơ để lại sẹo khá cao.
Bác sĩ sẽ chọn màu xăm tiệp với màu da để xăm chồng lên vết xăm cũ. Tuy
nhiên, việc chọn lựa màu xăm tiệp với màu da là điều không đơn giản và
vết xăm chồng này trông không được tự nhiên...
- Salabrasion: Phương pháp ngâm vết
xăm trong dung dịch muối, nó có thể được kết hợp với mài da. Kỹ thuật
chỉ có hiệu quả khi vết xăm nông và đòi hỏi phải qua nhiều lần điều trị
và thường chỉ làm phai nhạt vết xăm.
-
Tạo vết sẹo mới để che lấp vết xăm. Với phương pháp này, kỹ thuật viên
sẽ dùng hóa chất để lột da. Các hóa chất được dùng có thể là
trichloroacetic a-xít (TCA) nồng độ 25%. Ngày nay kỹ thuật này hiếm khi
được sử dụng.
Xóa hình xăm bằng tia laser
Đây là phương pháp được dùng nhiều nhất. Công nghệ laser cho phép phá hủy mực xăm trong da. Các phân tử mực xăm bị hệ miễn dịch của cơ thể loại bỏ.
Mỗi loại laser và bước sóng phải phù hợp với các loại màu mực xăm khác nhau. Ví dụ như công nghệ Laser Fractional có bước sóng 1.064nm dùng để phân hủy màu đen, trong khi mực đỏ đòi hòi phải điều trị với laser có bước sóng 532nm. Màu xanh lá cây phải dùng bước sóng 650nm. Đối với màu xanh da trời, cần dùng bước sóng 585nm...
Lợi thế của phương pháp xóa hình xăm bằng laser rất an toàn, nguy cơ gây tổn thương da cực kỳ thấp do đó chuyên gia luôn khuyên các bạn nên dùng cách
xóa xăm này.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét